Hà Phụng CHS.TQC.HA. 1958-1960
2. Chúc Mừng Xuân Ất Mùi
1. Những giai thoại văn chương về cụ Trần Quý Cáp
Trần Quý Cáp sinh năm 1870,tự là Dã Hàng, Thích Phu, và có hiệu là Thai Xuyên, còn có tên là Nghị, nên cũng là Trần Nghị. Quê ông là thôn Thai La, làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn).
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông nghiệp thuần phác, thân phụ vừa làm ruộng vừa đọc sách. Tuổi trẻ, ông thông minh, học sáng, đẹp người. Theo Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đến tuổi cắp sách đến trường, đọc sách hiểu ngay, thầy dạy lấy làm lạ. Gia đình ông rất nghèo nên thiếu sách vở phải học nhờ sách của con nhà khá giả trong vùng.
Khi mới vào học trường tỉnh, Trần Quý Cáp nổi danh là một 6 trong người thông minh nhất lúc đó, cùng với Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông nghiệp thuần phác, thân phụ vừa làm ruộng vừa đọc sách. Tuổi trẻ, ông thông minh, học sáng, đẹp người. Theo Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đến tuổi cắp sách đến trường, đọc sách hiểu ngay, thầy dạy lấy làm lạ. Gia đình ông rất nghèo nên thiếu sách vở phải học nhờ sách của con nhà khá giả trong vùng.
Khi mới vào học trường tỉnh, Trần Quý Cáp nổi danh là một 6 trong người thông minh nhất lúc đó, cùng với Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang.
Sau khi đỗ ba khoa tú tài liên tiếp, theo lệ được vào thi hội cũng như đã đỗ cử nhân, ông đỗ tam giáp tiến sĩ khoa Giáp Thìn (Thành Thái 16, 1904). Năm ấy, ở kỳ thi hội thì Huỳnh Thúc Kháng đỗ đầu (hội nguyên), thi đình thì Đặng Văn Thụy đỗ đầu (đình nguyên). Còn Trần Quý Cáp thì thi hội, đè được Đặng Văn Thụy về văn sách; thi đình đè được Huỳnh Thúc Kháng, cũng về văn sách . Như vậy, tuy không phải là hội nguyên và đình nguyên nhưng có chỗ trội hơn cả đình nguyên lẫn hội nguyên.
Nhân sự kiện hi hữu này, cụ đình nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ tặng Trần đôi câu đối như sau:
Tố tiến sĩ khước dị, tố cử nhân khước nan, ức ức dương dương, vô phi tạo vật;
Áp Hoàng Thúc ư đình, áp Đặng Văn ư hội, vinh vinh quý quý, hà tất khôi nguyên.
Tạm dịch:
Đỗ tiến sĩ thì dễ, đỗ cử nhân lại khó, chìm bổng ở tay tạo vật;
Đè Huỳnh Thúc ở đình, đè Đặng Văn ở hội, hiển vinh lọ phải khôi nguyên.
Với thành tích xuất sắc đó, nhưng ông không dùng bằng cấp để tiến thân bằng con đường làm quan để "vinh thân phì gia", mà kể từ đó, ông dốc lòng vào việc nâng cao dân trí,chấn dân khí với cứu cánh làm sao dân giàu nước mạnh. Cùng với các đồng chí, ông trực tiếp dấn thân vào sự nghiệp cách mạng mong giải phóng dân tộc bằng con đường duy tân, tự cường. Nhưng không vì thế mà thiếu vắng những giai thoại văn chương.
Trần Quý Cáp và Phan Bội Châu.
Bấy giờ vào khoảng năm 1895, Phan Bội Châu vừa mới kết bạn văn chương và bạn đồng chí với Nguyễn Thượng Hiền ở Huế, sau đó Phan từ biệt Nguyễn để lần đường vào Nam.
Khi đến giữa đèo Hải Vân, ông nghỉ chân ở quán nước, bỗng thấy một người từ miền trong ra, cũng ghé vào giải khát. Phan cất tiếng hỏi trước:
- Quý ông mới ở Quảng ra?
- Thưa phải, tôi ở Quảng, định ra Thừa Thiên tìm nơi dạy học. Còn ông từ đâu tới?
- Thưa, tôi ở Nghệ An vô làm phong thủy.
Hai bên hàn huyên mưa nắng, rồi lân la đề cập đến quốc sự. Phan hỏi:
- Như tôn ý, trong đám sĩ phu ngày nay, ai là người được ngưỡng vọng nhất?
- Theo ngu ý, trong hàng đại khoa thì sàn sàn như nhau, không có ai là trội. Còn kể về đại thể làng nho, tôi cho ông Phan Bội Châu là cao sĩ hiện thời.
Chuyện trò thân mật một hồi lâu, đến khi hai người sắp chia tay nhau kẻ vào Nam, người ra Bắc, Phan tặng người bạn mới quen một bài thơ Đường luật:
Tự biệt Xuân Thành lục thử chu,
Hựu ma cuồng nhãn kiểm tiền du.
Thân bằng hải khoát thiên trường mộng,
Phong thủy vân thôn vụ thổ sầu.
Hữu tửu hữu hoa nhân vị hạ,
Vô phong vô vũ khách thường thu.
Thùy gia lãng tụng Tam Đô phú,
Nhất biến mai hoa nhất thướng đầu.
Dịch thơ:
Từ biệt Xuân Thành sáu hạ mau,
Lại mài con mắt ngắm xưa sau.
Thân bằng: biển thẳm trời cao mộng,
Phong thủy: mây mù khói tỏa sầu.
Có rượu có hoa, người chửa rảnh,
Không mưa, không gió, khách thường rầu
Nhà ai từng đọc Tam đô phú (1),
Chiếm được hoa mai cũng bạc đầu!
(1) Tam đô phú: bài phú của Tả Tư ở đất Lâm Tề đời Tần, Tả Tư làm 10 năm mới xong bài phú, thì vừa thi được đỗ cao, mà đầu cũng đã bạc. Ý nói cái học khoa cử chỉ làm cho miệt mài văn chương đến bạc đầu, không ích gì cho xã hội.
Người bạn cầm thơ đọc, vội ôm lấy Phan, nói:
- Ồ! Chính là Phan tiên sinh đây rồi!
Phan cười, đáp:
- Thưa phải, Phan Bội Châu đây. Còn quý ông?
- Trần Quý Cáp.
Phan liền nói:
- Tôi vào Quảng Nam chuyến này chính là để tìm gặp huynh ông đó.
Thế là Trần bỏ ý định đi Huế, đưa Phan về nhà mình, và dẫn đi thăm các đồng chí. Phan lại tặng Trần một bài thơ nữa:
Ngã tích như quân lệ ám thùy,
Quân kim đối ngã cưỡng khai my.
Túy tinh ngã bối song cuồng nhãn,
Đắc táng nhân gian nhất cuộc kỳ.
Thiên địa hữu tình dung ngã kiện,
Giang sơn vô ngữ tiếu nhân si.
Bằng kim thả chước tôn tiền nguyệt,
Mai ý xung hàn chỉ tự tri.
Dịch thơ:
Tôi bác từ lâu mắt lệ mờ,
Gặp nhau, bác đã gượng vui chưa?
Tỉnh say bọn tớ cuồng đôi mắt,
Thua được đời ai tựa cuộc cờ.
Trời đất đã thương cho mạnh khỏe,
Non sông chẳng nói những cười mơ.
Dưới trăng thôi hãy đầy ly rượu,
Chịu rét thì mai đã biết thừa!
Trần tặng lại Phan một đôi câu đối:
Quân dĩ tác Nam du, Vân Lĩnh Hành Sơn tiềm nhĩ;
Ngã tằng văn Bắc địa, Hồng Sơn Lam Thủy hùng tai!
Tạm dịch:
Bác tới miền Nam, Vân Lĩnh Hành Sơn cao vút;
Tôi nghe đất Bắc, Hồng Sơn Lam Thủy hùng thay!
Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
Bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng phong trào Duy Tân ở Quảng Nam theo khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, chủ trương xu hướng bất bạo động.
Thi đỗ năm trước, thì năm sau (1905) Trần cùng hai bạn Phan và Huỳnh đi bộ vào Nam để hô hào cải cách duy tân. Tới Bình Định,gặp kỳ thi khảo hạch ở trường tỉnh để chuẩn bị cho kỳ thi Hương vào năm sau, đầu bài thơ là "Chí thành thông thánh" đầu bài phú là "Lương ngọc danh sơn". Ba ông trà trộn vào đám thí sinh để cùng làm bài, đề chung một tên là Đào Mộng Giác. Đào là một tộc lớn của Bình Định lúc đó và "Mộng Giác" có nghĩa là "tỉnh mộng".
Đề bài thơ mượn nhan đề bài "Chí thành thông thánh thi" của Trình Tử tạ Vương Thuyên cho thuốc. Đề bài phú mượn câu "Như cầu lương ngọc tất danh sơn" trong bài "Luận thái cực" của Thiệu Ung. Phan Châu Trinh nhận làm bài thơ. Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú. Trong bài thơ và bài phú, ba ông không đả động gì đến đầu đề, chỉ toàn những câu chống đối thái độ "vào luồn ra cúi" của quan lại, nhất là cái học cử nghiệp cùng lối kén chọn nhân tài hủ lậu, thái độ dửng dưng của bọn học trò nhà nho quên mất thực trạng xã hội đương thời. Đám quan lại của Bình Định “sửng sốt, hãi hùng” nhưng cũng chỉ còn biết , một mặt đệ quyển ấy ra triều đình Huế, một mặt cho nã tên Đào Mộng Giác và bắt một số học trò trong tộc Đào (tộc của Đào Tấn) để tra hỏi.
Ngày nay, nguyên văn chữ Hán của cả bài phú hình như không còn,một vài sách có ghi được đôi đoạn.Về bản dịch, chính hai tác giả (cụ Huỳnh và cụ Trần) có dịch ra thể song thất lục bát, nhưng không sách nào ghi toàn văn bản dịch nầy. Sau đây là một vài đoạn:
"Ngũ ngôn bát cổ đôi câu,
Đường khoa mục bắt làm cầu cùng nơi.
Giữ một lời nghe hơi văn sách,
Bịa đôi đường Nghiêu, Chích khen chê.
Lời văn đặc giọng Tàu bè,
Vài câu tứ lục, cùng nghề từ chương.
Chỉ lấm lét thấy vàng giữa chợ,
Rủ nhau ra cướp của ăn không.
Một đời mấy mặt anh hùng,
Ngọc dâng vua Sở ai dùng làm chi.
Ôi những kẻ tham vì tài lợi,
Còn nghĩ gì đến cái thân danh."
…..
"Lại thốt những thơ sanh quan lại,
Rủ nhau ra theo mái nhung hiên.
Hơi còn mạnh, sức còn bền,
May ra đập hủ, chìm thuyền có khi.
Sống vô ích, sướng gì cái sống,
Chết nên công, chết cũng nên đời.
Cớ sao ngày tháng dông dài,
Cầm như cái chuyện ở ngoài không nghe."
…..
Nhân sự kiện hi hữu này, cụ đình nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ tặng Trần đôi câu đối như sau:
Tố tiến sĩ khước dị, tố cử nhân khước nan, ức ức dương dương, vô phi tạo vật;
Áp Hoàng Thúc ư đình, áp Đặng Văn ư hội, vinh vinh quý quý, hà tất khôi nguyên.
Tạm dịch:
Đỗ tiến sĩ thì dễ, đỗ cử nhân lại khó, chìm bổng ở tay tạo vật;
Đè Huỳnh Thúc ở đình, đè Đặng Văn ở hội, hiển vinh lọ phải khôi nguyên.
Với thành tích xuất sắc đó, nhưng ông không dùng bằng cấp để tiến thân bằng con đường làm quan để "vinh thân phì gia", mà kể từ đó, ông dốc lòng vào việc nâng cao dân trí,chấn dân khí với cứu cánh làm sao dân giàu nước mạnh. Cùng với các đồng chí, ông trực tiếp dấn thân vào sự nghiệp cách mạng mong giải phóng dân tộc bằng con đường duy tân, tự cường. Nhưng không vì thế mà thiếu vắng những giai thoại văn chương.
Trần Quý Cáp và Phan Bội Châu.
Bấy giờ vào khoảng năm 1895, Phan Bội Châu vừa mới kết bạn văn chương và bạn đồng chí với Nguyễn Thượng Hiền ở Huế, sau đó Phan từ biệt Nguyễn để lần đường vào Nam.
Khi đến giữa đèo Hải Vân, ông nghỉ chân ở quán nước, bỗng thấy một người từ miền trong ra, cũng ghé vào giải khát. Phan cất tiếng hỏi trước:
- Quý ông mới ở Quảng ra?
- Thưa phải, tôi ở Quảng, định ra Thừa Thiên tìm nơi dạy học. Còn ông từ đâu tới?
- Thưa, tôi ở Nghệ An vô làm phong thủy.
Hai bên hàn huyên mưa nắng, rồi lân la đề cập đến quốc sự. Phan hỏi:
- Như tôn ý, trong đám sĩ phu ngày nay, ai là người được ngưỡng vọng nhất?
- Theo ngu ý, trong hàng đại khoa thì sàn sàn như nhau, không có ai là trội. Còn kể về đại thể làng nho, tôi cho ông Phan Bội Châu là cao sĩ hiện thời.
Chuyện trò thân mật một hồi lâu, đến khi hai người sắp chia tay nhau kẻ vào Nam, người ra Bắc, Phan tặng người bạn mới quen một bài thơ Đường luật:
Tự biệt Xuân Thành lục thử chu,
Hựu ma cuồng nhãn kiểm tiền du.
Thân bằng hải khoát thiên trường mộng,
Phong thủy vân thôn vụ thổ sầu.
Hữu tửu hữu hoa nhân vị hạ,
Vô phong vô vũ khách thường thu.
Thùy gia lãng tụng Tam Đô phú,
Nhất biến mai hoa nhất thướng đầu.
Dịch thơ:
Từ biệt Xuân Thành sáu hạ mau,
Lại mài con mắt ngắm xưa sau.
Thân bằng: biển thẳm trời cao mộng,
Phong thủy: mây mù khói tỏa sầu.
Có rượu có hoa, người chửa rảnh,
Không mưa, không gió, khách thường rầu
Nhà ai từng đọc Tam đô phú (1),
Chiếm được hoa mai cũng bạc đầu!
(1) Tam đô phú: bài phú của Tả Tư ở đất Lâm Tề đời Tần, Tả Tư làm 10 năm mới xong bài phú, thì vừa thi được đỗ cao, mà đầu cũng đã bạc. Ý nói cái học khoa cử chỉ làm cho miệt mài văn chương đến bạc đầu, không ích gì cho xã hội.
Người bạn cầm thơ đọc, vội ôm lấy Phan, nói:
- Ồ! Chính là Phan tiên sinh đây rồi!
Phan cười, đáp:
- Thưa phải, Phan Bội Châu đây. Còn quý ông?
- Trần Quý Cáp.
Phan liền nói:
- Tôi vào Quảng Nam chuyến này chính là để tìm gặp huynh ông đó.
Thế là Trần bỏ ý định đi Huế, đưa Phan về nhà mình, và dẫn đi thăm các đồng chí. Phan lại tặng Trần một bài thơ nữa:
Ngã tích như quân lệ ám thùy,
Quân kim đối ngã cưỡng khai my.
Túy tinh ngã bối song cuồng nhãn,
Đắc táng nhân gian nhất cuộc kỳ.
Thiên địa hữu tình dung ngã kiện,
Giang sơn vô ngữ tiếu nhân si.
Bằng kim thả chước tôn tiền nguyệt,
Mai ý xung hàn chỉ tự tri.
Dịch thơ:
Tôi bác từ lâu mắt lệ mờ,
Gặp nhau, bác đã gượng vui chưa?
Tỉnh say bọn tớ cuồng đôi mắt,
Thua được đời ai tựa cuộc cờ.
Trời đất đã thương cho mạnh khỏe,
Non sông chẳng nói những cười mơ.
Dưới trăng thôi hãy đầy ly rượu,
Chịu rét thì mai đã biết thừa!
Trần tặng lại Phan một đôi câu đối:
Quân dĩ tác Nam du, Vân Lĩnh Hành Sơn tiềm nhĩ;
Ngã tằng văn Bắc địa, Hồng Sơn Lam Thủy hùng tai!
Tạm dịch:
Bác tới miền Nam, Vân Lĩnh Hành Sơn cao vút;
Tôi nghe đất Bắc, Hồng Sơn Lam Thủy hùng thay!
Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
Bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng phong trào Duy Tân ở Quảng Nam theo khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, chủ trương xu hướng bất bạo động.
Thi đỗ năm trước, thì năm sau (1905) Trần cùng hai bạn Phan và Huỳnh đi bộ vào Nam để hô hào cải cách duy tân. Tới Bình Định,gặp kỳ thi khảo hạch ở trường tỉnh để chuẩn bị cho kỳ thi Hương vào năm sau, đầu bài thơ là "Chí thành thông thánh" đầu bài phú là "Lương ngọc danh sơn". Ba ông trà trộn vào đám thí sinh để cùng làm bài, đề chung một tên là Đào Mộng Giác. Đào là một tộc lớn của Bình Định lúc đó và "Mộng Giác" có nghĩa là "tỉnh mộng".
Đề bài thơ mượn nhan đề bài "Chí thành thông thánh thi" của Trình Tử tạ Vương Thuyên cho thuốc. Đề bài phú mượn câu "Như cầu lương ngọc tất danh sơn" trong bài "Luận thái cực" của Thiệu Ung. Phan Châu Trinh nhận làm bài thơ. Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm bài phú. Trong bài thơ và bài phú, ba ông không đả động gì đến đầu đề, chỉ toàn những câu chống đối thái độ "vào luồn ra cúi" của quan lại, nhất là cái học cử nghiệp cùng lối kén chọn nhân tài hủ lậu, thái độ dửng dưng của bọn học trò nhà nho quên mất thực trạng xã hội đương thời. Đám quan lại của Bình Định “sửng sốt, hãi hùng” nhưng cũng chỉ còn biết , một mặt đệ quyển ấy ra triều đình Huế, một mặt cho nã tên Đào Mộng Giác và bắt một số học trò trong tộc Đào (tộc của Đào Tấn) để tra hỏi.
Ngày nay, nguyên văn chữ Hán của cả bài phú hình như không còn,một vài sách có ghi được đôi đoạn.Về bản dịch, chính hai tác giả (cụ Huỳnh và cụ Trần) có dịch ra thể song thất lục bát, nhưng không sách nào ghi toàn văn bản dịch nầy. Sau đây là một vài đoạn:
"Ngũ ngôn bát cổ đôi câu,
Đường khoa mục bắt làm cầu cùng nơi.
Giữ một lời nghe hơi văn sách,
Bịa đôi đường Nghiêu, Chích khen chê.
Lời văn đặc giọng Tàu bè,
Vài câu tứ lục, cùng nghề từ chương.
Chỉ lấm lét thấy vàng giữa chợ,
Rủ nhau ra cướp của ăn không.
Một đời mấy mặt anh hùng,
Ngọc dâng vua Sở ai dùng làm chi.
Ôi những kẻ tham vì tài lợi,
Còn nghĩ gì đến cái thân danh."
…..
"Lại thốt những thơ sanh quan lại,
Rủ nhau ra theo mái nhung hiên.
Hơi còn mạnh, sức còn bền,
May ra đập hủ, chìm thuyền có khi.
Sống vô ích, sướng gì cái sống,
Chết nên công, chết cũng nên đời.
Cớ sao ngày tháng dông dài,
Cầm như cái chuyện ở ngoài không nghe."
…..
Dưới đây là toàn văn một bản dịch khác (không rõ người dịch).
Phú Lương ngọc danh sơn
Anh không thấy châu Á Tế Á ngày nay ư?
Anh hùng sôi nổi, chí sĩ ganh đua.
Nước Xiêm tự cường ở cõi nam, nước Hàn độc lập ở phương bắc.
Tiên sinh Nam Hải (1) đương gây phong trào ở Trung Quốc,
Liệt sĩ Cao Sơn (2) còn khóc mãi ở Đông Kinh.
Ai cũng biết hổ, sao ta lại không?
Cái én trên thềm (3), đáng vui chăng nhẽ!
Con hươu trong mộng (4), chắc bíu vào đâu!
Nguyên nước ta từ khi dựng nước,
Ở vào miền Đông Á một phương.
Dưới đến Trần, Lý
Trên tự Hồng Bàng.
Lòng người thuần phác,
Khí dân quật cường.
Đuổi Tô Định ở Lĩnh Biểu (5),
Bắt Mã Nhi ở Phú Lương (6).
Vừa vẫy cờ mà Chiêm Thành đã mất nơi hiểm yếu;
Mới vung kiếm mà Chân Lạp đã phải mở biên cương.
Mạnh thay nước tổ,
Dễ ai dám đương.
Chỉ vì một phen thất sách,
Nên để muôn đời tai ương.
Tục chuộng văn chương,
Người ham khoa mục.
Vẽ lớn, vẽ nhỏ (7), suốt tháng dùi mài;
Ngũ ngôn, thất ngôn (8) quanh năm lăn lóc.
Ngóng hơi thở của quan trường để làm văn sách;
Chích (9) có thể cho là phải, Thuấn có thể cho là trái (10).
Nhặt cặn bã của Trung Quốc để làm phú, từ; biền (11) thì nhất định phải tứ, ngẫu (12) thì nhất định phải lục.
Nhâu nhâu phường danh lợi, chợ Tề đánh cắp vàng (13)
Lơ thơ kẻ hiền tài, sân Sở buôn dâng ngọc (14).
Ấy chẳng riêng gì những kẻ vì thân gia, ham lợi lộc đua nhau chen chúc đường đời;
Mà kể có hàng ngàn người quần dài áo rộng (15), đương lao vào những nơi hắc ám địa ngục!
Binh làm sao mà mạnh?
Của làm sao mà đủ?
Trí xảo làm sao được mở mang?
Nhân tài làm sao được hun đúc?
Hỡi ơi, đau thay! Dây dưa để đến cơ hổ nhục ngày nay, ai bày trò gây nên độc hại ấy?
Việc đến thế nầy,
Lòng người phẫn uất.
Công ích, công sưu,
Nay bắt, mai bắt.
Da xương đành đã lột rồi,
Mỡ nạc còn chi chẳng mất.
Sớm cho làm quan,
Chiều đã bãi truất.
Mình thờ nó như thần,
Nó coi mình như vật.
Cắn rốn (16) hối sao kịp nữa, tính toan mưu kế đã cùng,
Cháy mi (17) thế đã nguy rồi, đâu có trộm nhàn được hẳn!
Rằng nên:
Đau lòng, nhức óc,
Theo nghĩa, quên danh.
Trên từ quan lại,
Dưới đến thư sinh.
Ném bút đứng dậy!
Treo mũ đi nhanh!
Còn chút hơi tàn, quyết đập chõ, dìm thuyền (18) còn có lúc;
Vui chi sống nhục, dù xé gan, nát óc vẫn là vinh.
Khốn một nỗi:
Quanh năm chơi nhởn,
Đau ngứa chẳng hề.
Nhọc lòng trong cảnh bút cùn, đèn lụn;
Ngắm mình vào chỗ sống say chết mê.
Im ỉm như con gái đàn bà, chịu người mắng nhiếc;
Khúm núm tựa anh bồi cậu lính, dầy mặt khen chê.
Thẹn cùng trời đất;
Uổng sống trần hoàn.
Kẻ sĩ:
Thề lòng báo ơn nước sâu sắc,
Gai mắt nhìn cuộc đời ủ ê.
Nghĩ thân thế mà thêm cảm,
Thấy biến cục mà càng ghê.
Sông Sở mênh mông, lệ nhỏ Tràng Sa riêng trách phận (19),
Gió thu hiu hắt, mũ treo Thần Vũ (20) chạnh niềm quê.
Trông An Tử ở Thần Sơn (21) chiếc buồm khá tới;
Tiễn Kinh Kha ra Dịch Thủy (22), một đi chẳng về.
Hát ngao thay khóc,
Dâm bút đầm đìa.
Còn có gì là "Chí thành thông thánh, danh sơn lương ngọc" nữa!
(1) Nam Hải, biệt hiệu Khang Hữu Vi, lãnh tụ phái cải lương trong triều Mãn Thanh ở Trung Quốc.
(2) Một chí sĩ nước Nhật
(3) “Chim én, chim sẻ làm tổ ở trước thềm, vui mừng nhảy nhót, không biết là lửa sắp cháy đến”.
(4) Sách Liệt Tử chép: “Nước Trịnh có người đi kiếm củi ở ngoài đồng, thấy một con hươu chạy qua, vội đuổi đánh chết. Sợ người khác đánh cắp mất, lôi hươu giấu vào một khe trũng, lấy lá chuối đậy trên. Không ngờ khi gánh củi về rồi trở lại tìm hươu thì đã quên mất chỗ." Nhân đó, cho chuyện được hươu vừa qua chỉ là một giấc mộng.
(5) Hai bà Trưng đuổi Tô Định
(6) Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi
(7) (8) Lối làm phú, làm thơ ngày trước.
(9) (10) Chích là một trùm kẻ trộm. Thuấn là một vua hiền.
(11) (12) Biền, ngẫu là lối làm phú.
(13) Sách Liệt Tử: chợ nước Tề có người đến hàng vàng, lấy cắp một thỏi mang đi. Bị bắt, tra hỏi rằng sao người bán vàng ngồi sờ sờ đó mà dám lấy? Y đáp: lúc ấy, mắt tôi chỉ trông thấy có vàng mà không thấy có người.
(14) Sách Liệt Tử chép: Biện Hòa nước Sở nhặt được một cục đá, biết là bên trong có ngọc, đem dâng Lệ Vương. Vương bảo thợ ngọc xem thì thợ ngọc bảo chỉ là cục đá. Vương giận, sai chặt chân phải của Biện Hòa. Đến đời Vũ Vương nối ngôi, Biện Hòa lại dâng ngọc lần nữa và lại bị chặt nốt chân trái. Tới đời Văn Vương, Hòa cứ ôm cục đá mà khóc. Vương truyền đập đá ra xem thì quả nhiên có viên ngọc bích. Nhưng lúc ấy, Hòa đã cụt cả hai chân rồi. Viên ngọc ấy sau gọi là “ngọc bích họ Hòa”.
(15) Chỉ đám nhà nho.
(16) Tả truyện: “Nếu không sớm liệu, thì sau nầy nhà vua như bị cắn tới rốn, còn mưu tính gì được nữa”.
(17) Sách nho: “Lửa đã cháy đến lông mi. Hãy nhìn ra trước mắt”.
(18) Hạng Võ đem quân đánh Triệu, khi qua sông rồi đập chõ nấu cơm và đánh đắm thuyền, để tỏ mối quyết tâm không trở về nữa.
(19) Giả Nghị qua sông Mịch La làm văn điếu Khuất Nguyên, lời văn bi thống.
(20) Thời Nam Bắc triều, Đào Hoằng Cảnh làm quan nhà Tề, thấy nước sắp mất, liền dâng biểu xin từ quan, treo mũ áo ở cửa Thần Vũ, vào núi đi tu.
(21) An Tử tức An Kỳ Sinh, người nhà Tần, ẩn ở núi Tam Thần cùng vua Tần Thủy Hoàng nói chuyện ba ngày đêm, Thủy Hoàng cho vàng ngọc, ông đều không nhận và tâu rằng: Ngàn năm nữa sẽ hẹn gặp ở núi Bồng Lai. Sau Thủy Hoàng sai Từ Sinh và Lư Sinh ra biển tìm, gặp sóng gió phải trở về.
(22) Cuối đời Chiến Quốc, thái tử nước Yên sai hiệp sĩ Kinh Kha sang Tần để ám sát Tần Thủy Hoàng. Lúc Kinh Kha ra đi, thái tử đặt tiệc tiễn chân bên bờ sông Dịch Thủy, Kinh Kha cất tiếng hát:
Gió đìu hiu chừ! Sông Dịch lạnh lùng ghê,
Tráng sĩ một đi không trở về!
Sau lần Nam du đó, Trần định theo Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhưng vì nhà còn mẹ già, nên không đành lòng xuất dương.
Biết chí ông, Phan Châu Trinh gửi đến một bài thơ tâm sự:
Hoa sự đoàn đoàn tuế dĩ thu,
Tối như tâm xứ, chuyển nhàn sầu.
Quân duyên hà sự vong ôn bão,
Ngã diệc do nhân mạn ứng thù.
Cố lão tranh truyền Chu đỉnh quý,
Thiếu niên thùy giải Kỷ nhân ưu? (1)
Phong vân vị tất vô tao tế,
Nhãn khán tha nhân bạch tận đầu!
(1) Kỷ nhân ưu: Do câu "Kỷ nhân ưu thiên trụy" người nước Kỷ thấy mây kéo thấp, chỉ lo trời đổ.
Bản dịch thơ của Nguyễn Huy Nhu:
Hoa mới xum xuê đã tới thu,
Sao đang đắc ý lại rầu rầu?
Bác vì đâu nhỉ quên no ấm,
Ta cũng như ai nhác ứng thù.
Vạc cổ, phường già cho quý lắm,
Trời sa, bạn trẻ biết lo đâu!
Gió mây âu cũng duyên tao tế,
Ngán nỗi người ta bạc hết đầu!
Cái chết của cụ Trần Quý Cáp.
Năm 1907, tiên sinh được bổ làm giáo thụ phủ Thăng Bình, Quảng Nam. Ông mướn thầy dạy một lớp chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Bọn quan lại thuộc phái cựu học vốn không ưa, tìm cách dèm pha khiến ông phải đổi vào làm giáo thụ phủ Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1908, xảy ra cuộc chống thuế ở Quảng Nam, nhiều nhân sĩ bị bắt. Trần từ Nha Trang gửi thư ra cho bạn, có câu: “ Gần đây tỉnh nhà có làm được một việc rất thú, tôi nghe tin thật lấy làm sung sướng, sung sướng!”.
Không ngờ thư này bị kiểm duyệt, Bố chánh Khánh Hòa là Phạm Ngọc Quát xem được, cho mời ông tới khiển trách, dọa cách chức.
Trần đáp:
- Quan lớn có thể cách cái chức giáo thụ, chứ không khi nào cách chân tiến sĩ của tôi được.
Phạm Ngọc Quát, vốn xuất thân tú tài (vì có cha là quan lớn nên được tập ấm làm quan) nay thấy ông đem cái bằng tiến sĩ trưng ra,lấy làm bề mặt,để tâm báo thù và tìm đường thăng tiến.
Nhân việc chống thuế nói trên, Trần bị điều tra. Quát cho khám nhà Trần, tịch thu được một bức địa đồ thế giới và một bản "Hải ngoại huyết thư" của Phan Bội Châu.
Quát liền bắt giam Trần và làm án như sau:
"Gia trung quải thế giới địa đồ nhất bức, ý dục hà vi? Sương nội tàng “Hải ngoại huyết thư” nhất phong, tình kỳ khả kiến. Tuy bạn trạng vị hình, nhi bạn tâm dĩ súc hĩ . Kỳ y Trần Quý Cáp nghĩ ưng xử trảm dĩ vi mưu bạn giả giới”.
(Trên tường treo một bức địa đồ thế giới, ý muốn làm gì? Trong tráp giấu một phong “Hải ngoại huyết thư”, tình đà đủ thấy. Tuy việc phản chưa thành hình, nhưng lòng phản đã sẵn. Nghĩ nên xử chém để những bọn mưu phản trông lấy làm gương).
Với bản án vu vơ ấy, mà bộ Hình cũng y theo. Trần tiên sinh bị đưa ra bãi tha ma làng Phù Ân, thuộc phủ Diên Khánh, chém ngang lưng. Đó là ngày 18-6-1908. Mộ của ông được chôn bên cầu sông Cạn, Khánh Hòa (Vì lũ lụt làm xói lở nên đến năm 1910, thân nhân cùng một số học trò quyết định đưa về cải táng ở quê nhà).
Các bạn đồng chí có câu đối khóc như sau:
Tân học trung lãnh tụ, hốt thất thử nhân, lạc lạc tiền đồ, cử quốc thiếu niên tề nhất đỗng;
Thọ khảo dữ lệnh danh, chung nan lưỡng đắc, dao dao nhất hoạn, ý lư từ mẫu tối thương tâm.
(Đàn anh phái tây học, bỗng mất một tay, muôn dặm mịt mù, bạn trẻ trông sau rầu rĩ khóc;
Đời thọ với danh thơm, khó toàn hai ngả, một chức nho nhỏ, mẹ già tựa cửa xót xa đau).
Huỳnh Thúc Kháng, đang còn nằm nhà lao Hội An, nghe tin sét đánh, khóc bạn với một bài thơ:
Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn,
Nhất quan thác lạc vị thân tồn.
Trực tương tân học khai nô lũy,
Thùy tín dân quyền chủng họa ngôn! (1)
Bồng Đảo xuân phong huyền viễn mộng,
Nha Trang thu thảo khấp anh hồn.
Khả liên nhất biệt thành thiên cổ,
Đà Nẵng phân khâm tửu thượng ôn.
(1) Dị bản: có nơi ghi: Thùy tín dân quyền chủng họa căn!
Rồi ông tự dịch ra quốc văn:
Gươm sách xăm xăm tách dặm miền,
Làm quan vì mẹ, há vì tiền!
Quyết đem học mới thay nô kiếp,
Ai biết quyền dân nẩy họa nguyên!
Bồng Đảo gió chưa đưa giấc mộng, (1)
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng. (2)
Chia tay chén rượu còn đương nóng,
Đà Nẵng trông nhau lúc xuống thuyền.
(1) Vì còn mẹ nên không xuất dương sang Nhật như ý muốn
(2) Ông bị chém ở Diên Khánh, gần Nha Trang
Phan Bội Châu từ hải ngoại nghe tin, cũng khóc bạn bằng một bài Văn tế và đôi câu đối:
Văn hựu văn thị tai! Thiên địa phong trần liên thế biến;
Bi mạc bi hồ thử! Giang sơn hào hiệp kỷ nhân tồn.
(Tin lại tin thế sao, trời đất phong trần bao cuộc biến;
Buồn gì buồn hơn nữa, non sông hào hiệp mấy ai còn.)
Sau nầy, Phan Châu Trinh khi ở Pháp có viết hai tác phẩm "Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký" và "Pháp Việt hậu chi tân Việt Nam", trong đó có đoạn nói về Trần Quý Cáp:
"Nay tôi và anh không tự lượng sức mà đề xướng thuyết mình, may ra thành công thì toàn quốc đều vui hưởng; rủi mà thất bại thì sẻ bị dẫn đến chợ, cúi đầu bị chém thì vui biết chừng nào. Chẳng ngờ ngày nay anh lại bị hãm vào lời nói ấy mà ngậm cười nơi chín suối. Tôi rất tiếc đã không được cùng người bạn bình sinh rất thân ái ấy dắt tay nhau lên đoạn đầu đài, và cũng chẳng được một lạy trước mộ phần để tạ tội đã phụ nhau..."
Văn thơ Trần Quý Cáp
Văn thơ ông khá nhiều, nhưng nay phần lớn đã thất lạc, chỉ còn lại mấy bài phú:
Sĩ phu tự trị luận
Trúc thất Hoàng Sơn
Danh ngọc lương sơn
Hoàn bích qui Triệu
Và một số thơ chữ Hán, chữ Nôm. Sau đây là mấy bài thơ chữ Nôm:
1/ Đánh đổ quan lại tham nhũng
Dân ta nay cực đà như chó
Sao quan còn võng đỏ ngáng ngà?
Thời thế này tài trí bỏ riêng ra
Quyền thế thậm, kim ngân đa mới khá
Dám hỏi mấy người công khanh, hầu bá
Ăn cơm vua, cầm quyền nước, ngồi mà lo những chuyện chi chi?
Dân đồ thán, quốc khuynh nguy
Độc lạc mỗi ngày ca vũ mãi!
Sách có chữ "Xuân lai, xuân bất tái"
Nước mất rồi mua lại được không?
Xâu thuế này cực cả Tây Đông
Lại có chữ "Vị thân gia chi cố ..."
Mút lông mèo một lũ u mê!
Mất rồi ngồi đợi trở về!
2/ Bài thơ cái trống
Trống trường, trống phủ, trống lung tung
Trống cũng quan, dân mới lạ lùng!
Trống đánh mấy hồi mà lớn tiếng
Dăm mòn, da mỏng cũng như không!
3/ Hát xướng làm chi hỡi quý quan?
Hát xướng làm chi hỡi quý quan?
Trời làm hạn hán khổ trăm đàng
Nước về Phú Lãng (1) lương tiền tận
Dân mắc cu li cốt nhục tàn
Ngán nỗi con người mà chó ngựa
Ngờ đâu địa ngục ở nhân gian
Kẻ nghèo nước mắt lau không ráo
Hát xướng làm chi hỡi quý quan?
(1) Phú Lãng: nước Pháp
Viết theo:
1/ Giai thoại làng nho, Lãng Nhân, Nam Chi tùng thư xuất bản, Sài Gòn, 1966.
2/ Quảng Nam, đất nước và nhân vật, Nguyễn Q. Thắng, Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1996.
3/ Trần Quý Cáp - chí sĩ duy tân Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nxb Đà Nẵng, 1995.
Hà Phụng
CHS/TQC, hiện cư ngụ tại Pháp
Phú Lương ngọc danh sơn
Anh không thấy châu Á Tế Á ngày nay ư?
Anh hùng sôi nổi, chí sĩ ganh đua.
Nước Xiêm tự cường ở cõi nam, nước Hàn độc lập ở phương bắc.
Tiên sinh Nam Hải (1) đương gây phong trào ở Trung Quốc,
Liệt sĩ Cao Sơn (2) còn khóc mãi ở Đông Kinh.
Ai cũng biết hổ, sao ta lại không?
Cái én trên thềm (3), đáng vui chăng nhẽ!
Con hươu trong mộng (4), chắc bíu vào đâu!
Nguyên nước ta từ khi dựng nước,
Ở vào miền Đông Á một phương.
Dưới đến Trần, Lý
Trên tự Hồng Bàng.
Lòng người thuần phác,
Khí dân quật cường.
Đuổi Tô Định ở Lĩnh Biểu (5),
Bắt Mã Nhi ở Phú Lương (6).
Vừa vẫy cờ mà Chiêm Thành đã mất nơi hiểm yếu;
Mới vung kiếm mà Chân Lạp đã phải mở biên cương.
Mạnh thay nước tổ,
Dễ ai dám đương.
Chỉ vì một phen thất sách,
Nên để muôn đời tai ương.
Tục chuộng văn chương,
Người ham khoa mục.
Vẽ lớn, vẽ nhỏ (7), suốt tháng dùi mài;
Ngũ ngôn, thất ngôn (8) quanh năm lăn lóc.
Ngóng hơi thở của quan trường để làm văn sách;
Chích (9) có thể cho là phải, Thuấn có thể cho là trái (10).
Nhặt cặn bã của Trung Quốc để làm phú, từ; biền (11) thì nhất định phải tứ, ngẫu (12) thì nhất định phải lục.
Nhâu nhâu phường danh lợi, chợ Tề đánh cắp vàng (13)
Lơ thơ kẻ hiền tài, sân Sở buôn dâng ngọc (14).
Ấy chẳng riêng gì những kẻ vì thân gia, ham lợi lộc đua nhau chen chúc đường đời;
Mà kể có hàng ngàn người quần dài áo rộng (15), đương lao vào những nơi hắc ám địa ngục!
Binh làm sao mà mạnh?
Của làm sao mà đủ?
Trí xảo làm sao được mở mang?
Nhân tài làm sao được hun đúc?
Hỡi ơi, đau thay! Dây dưa để đến cơ hổ nhục ngày nay, ai bày trò gây nên độc hại ấy?
Việc đến thế nầy,
Lòng người phẫn uất.
Công ích, công sưu,
Nay bắt, mai bắt.
Da xương đành đã lột rồi,
Mỡ nạc còn chi chẳng mất.
Sớm cho làm quan,
Chiều đã bãi truất.
Mình thờ nó như thần,
Nó coi mình như vật.
Cắn rốn (16) hối sao kịp nữa, tính toan mưu kế đã cùng,
Cháy mi (17) thế đã nguy rồi, đâu có trộm nhàn được hẳn!
Rằng nên:
Đau lòng, nhức óc,
Theo nghĩa, quên danh.
Trên từ quan lại,
Dưới đến thư sinh.
Ném bút đứng dậy!
Treo mũ đi nhanh!
Còn chút hơi tàn, quyết đập chõ, dìm thuyền (18) còn có lúc;
Vui chi sống nhục, dù xé gan, nát óc vẫn là vinh.
Khốn một nỗi:
Quanh năm chơi nhởn,
Đau ngứa chẳng hề.
Nhọc lòng trong cảnh bút cùn, đèn lụn;
Ngắm mình vào chỗ sống say chết mê.
Im ỉm như con gái đàn bà, chịu người mắng nhiếc;
Khúm núm tựa anh bồi cậu lính, dầy mặt khen chê.
Thẹn cùng trời đất;
Uổng sống trần hoàn.
Kẻ sĩ:
Thề lòng báo ơn nước sâu sắc,
Gai mắt nhìn cuộc đời ủ ê.
Nghĩ thân thế mà thêm cảm,
Thấy biến cục mà càng ghê.
Sông Sở mênh mông, lệ nhỏ Tràng Sa riêng trách phận (19),
Gió thu hiu hắt, mũ treo Thần Vũ (20) chạnh niềm quê.
Trông An Tử ở Thần Sơn (21) chiếc buồm khá tới;
Tiễn Kinh Kha ra Dịch Thủy (22), một đi chẳng về.
Hát ngao thay khóc,
Dâm bút đầm đìa.
Còn có gì là "Chí thành thông thánh, danh sơn lương ngọc" nữa!
(1) Nam Hải, biệt hiệu Khang Hữu Vi, lãnh tụ phái cải lương trong triều Mãn Thanh ở Trung Quốc.
(2) Một chí sĩ nước Nhật
(3) “Chim én, chim sẻ làm tổ ở trước thềm, vui mừng nhảy nhót, không biết là lửa sắp cháy đến”.
(4) Sách Liệt Tử chép: “Nước Trịnh có người đi kiếm củi ở ngoài đồng, thấy một con hươu chạy qua, vội đuổi đánh chết. Sợ người khác đánh cắp mất, lôi hươu giấu vào một khe trũng, lấy lá chuối đậy trên. Không ngờ khi gánh củi về rồi trở lại tìm hươu thì đã quên mất chỗ." Nhân đó, cho chuyện được hươu vừa qua chỉ là một giấc mộng.
(5) Hai bà Trưng đuổi Tô Định
(6) Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi
(7) (8) Lối làm phú, làm thơ ngày trước.
(9) (10) Chích là một trùm kẻ trộm. Thuấn là một vua hiền.
(11) (12) Biền, ngẫu là lối làm phú.
(13) Sách Liệt Tử: chợ nước Tề có người đến hàng vàng, lấy cắp một thỏi mang đi. Bị bắt, tra hỏi rằng sao người bán vàng ngồi sờ sờ đó mà dám lấy? Y đáp: lúc ấy, mắt tôi chỉ trông thấy có vàng mà không thấy có người.
(14) Sách Liệt Tử chép: Biện Hòa nước Sở nhặt được một cục đá, biết là bên trong có ngọc, đem dâng Lệ Vương. Vương bảo thợ ngọc xem thì thợ ngọc bảo chỉ là cục đá. Vương giận, sai chặt chân phải của Biện Hòa. Đến đời Vũ Vương nối ngôi, Biện Hòa lại dâng ngọc lần nữa và lại bị chặt nốt chân trái. Tới đời Văn Vương, Hòa cứ ôm cục đá mà khóc. Vương truyền đập đá ra xem thì quả nhiên có viên ngọc bích. Nhưng lúc ấy, Hòa đã cụt cả hai chân rồi. Viên ngọc ấy sau gọi là “ngọc bích họ Hòa”.
(15) Chỉ đám nhà nho.
(16) Tả truyện: “Nếu không sớm liệu, thì sau nầy nhà vua như bị cắn tới rốn, còn mưu tính gì được nữa”.
(17) Sách nho: “Lửa đã cháy đến lông mi. Hãy nhìn ra trước mắt”.
(18) Hạng Võ đem quân đánh Triệu, khi qua sông rồi đập chõ nấu cơm và đánh đắm thuyền, để tỏ mối quyết tâm không trở về nữa.
(19) Giả Nghị qua sông Mịch La làm văn điếu Khuất Nguyên, lời văn bi thống.
(20) Thời Nam Bắc triều, Đào Hoằng Cảnh làm quan nhà Tề, thấy nước sắp mất, liền dâng biểu xin từ quan, treo mũ áo ở cửa Thần Vũ, vào núi đi tu.
(21) An Tử tức An Kỳ Sinh, người nhà Tần, ẩn ở núi Tam Thần cùng vua Tần Thủy Hoàng nói chuyện ba ngày đêm, Thủy Hoàng cho vàng ngọc, ông đều không nhận và tâu rằng: Ngàn năm nữa sẽ hẹn gặp ở núi Bồng Lai. Sau Thủy Hoàng sai Từ Sinh và Lư Sinh ra biển tìm, gặp sóng gió phải trở về.
(22) Cuối đời Chiến Quốc, thái tử nước Yên sai hiệp sĩ Kinh Kha sang Tần để ám sát Tần Thủy Hoàng. Lúc Kinh Kha ra đi, thái tử đặt tiệc tiễn chân bên bờ sông Dịch Thủy, Kinh Kha cất tiếng hát:
Gió đìu hiu chừ! Sông Dịch lạnh lùng ghê,
Tráng sĩ một đi không trở về!
Sau lần Nam du đó, Trần định theo Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhưng vì nhà còn mẹ già, nên không đành lòng xuất dương.
Biết chí ông, Phan Châu Trinh gửi đến một bài thơ tâm sự:
Hoa sự đoàn đoàn tuế dĩ thu,
Tối như tâm xứ, chuyển nhàn sầu.
Quân duyên hà sự vong ôn bão,
Ngã diệc do nhân mạn ứng thù.
Cố lão tranh truyền Chu đỉnh quý,
Thiếu niên thùy giải Kỷ nhân ưu? (1)
Phong vân vị tất vô tao tế,
Nhãn khán tha nhân bạch tận đầu!
(1) Kỷ nhân ưu: Do câu "Kỷ nhân ưu thiên trụy" người nước Kỷ thấy mây kéo thấp, chỉ lo trời đổ.
Bản dịch thơ của Nguyễn Huy Nhu:
Hoa mới xum xuê đã tới thu,
Sao đang đắc ý lại rầu rầu?
Bác vì đâu nhỉ quên no ấm,
Ta cũng như ai nhác ứng thù.
Vạc cổ, phường già cho quý lắm,
Trời sa, bạn trẻ biết lo đâu!
Gió mây âu cũng duyên tao tế,
Ngán nỗi người ta bạc hết đầu!
Cái chết của cụ Trần Quý Cáp.
Năm 1907, tiên sinh được bổ làm giáo thụ phủ Thăng Bình, Quảng Nam. Ông mướn thầy dạy một lớp chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Bọn quan lại thuộc phái cựu học vốn không ưa, tìm cách dèm pha khiến ông phải đổi vào làm giáo thụ phủ Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1908, xảy ra cuộc chống thuế ở Quảng Nam, nhiều nhân sĩ bị bắt. Trần từ Nha Trang gửi thư ra cho bạn, có câu: “ Gần đây tỉnh nhà có làm được một việc rất thú, tôi nghe tin thật lấy làm sung sướng, sung sướng!”.
Không ngờ thư này bị kiểm duyệt, Bố chánh Khánh Hòa là Phạm Ngọc Quát xem được, cho mời ông tới khiển trách, dọa cách chức.
Trần đáp:
- Quan lớn có thể cách cái chức giáo thụ, chứ không khi nào cách chân tiến sĩ của tôi được.
Phạm Ngọc Quát, vốn xuất thân tú tài (vì có cha là quan lớn nên được tập ấm làm quan) nay thấy ông đem cái bằng tiến sĩ trưng ra,lấy làm bề mặt,để tâm báo thù và tìm đường thăng tiến.
Nhân việc chống thuế nói trên, Trần bị điều tra. Quát cho khám nhà Trần, tịch thu được một bức địa đồ thế giới và một bản "Hải ngoại huyết thư" của Phan Bội Châu.
Quát liền bắt giam Trần và làm án như sau:
"Gia trung quải thế giới địa đồ nhất bức, ý dục hà vi? Sương nội tàng “Hải ngoại huyết thư” nhất phong, tình kỳ khả kiến. Tuy bạn trạng vị hình, nhi bạn tâm dĩ súc hĩ . Kỳ y Trần Quý Cáp nghĩ ưng xử trảm dĩ vi mưu bạn giả giới”.
(Trên tường treo một bức địa đồ thế giới, ý muốn làm gì? Trong tráp giấu một phong “Hải ngoại huyết thư”, tình đà đủ thấy. Tuy việc phản chưa thành hình, nhưng lòng phản đã sẵn. Nghĩ nên xử chém để những bọn mưu phản trông lấy làm gương).
Với bản án vu vơ ấy, mà bộ Hình cũng y theo. Trần tiên sinh bị đưa ra bãi tha ma làng Phù Ân, thuộc phủ Diên Khánh, chém ngang lưng. Đó là ngày 18-6-1908. Mộ của ông được chôn bên cầu sông Cạn, Khánh Hòa (Vì lũ lụt làm xói lở nên đến năm 1910, thân nhân cùng một số học trò quyết định đưa về cải táng ở quê nhà).
Các bạn đồng chí có câu đối khóc như sau:
Tân học trung lãnh tụ, hốt thất thử nhân, lạc lạc tiền đồ, cử quốc thiếu niên tề nhất đỗng;
Thọ khảo dữ lệnh danh, chung nan lưỡng đắc, dao dao nhất hoạn, ý lư từ mẫu tối thương tâm.
(Đàn anh phái tây học, bỗng mất một tay, muôn dặm mịt mù, bạn trẻ trông sau rầu rĩ khóc;
Đời thọ với danh thơm, khó toàn hai ngả, một chức nho nhỏ, mẹ già tựa cửa xót xa đau).
Huỳnh Thúc Kháng, đang còn nằm nhà lao Hội An, nghe tin sét đánh, khóc bạn với một bài thơ:
Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn,
Nhất quan thác lạc vị thân tồn.
Trực tương tân học khai nô lũy,
Thùy tín dân quyền chủng họa ngôn! (1)
Bồng Đảo xuân phong huyền viễn mộng,
Nha Trang thu thảo khấp anh hồn.
Khả liên nhất biệt thành thiên cổ,
Đà Nẵng phân khâm tửu thượng ôn.
(1) Dị bản: có nơi ghi: Thùy tín dân quyền chủng họa căn!
Rồi ông tự dịch ra quốc văn:
Gươm sách xăm xăm tách dặm miền,
Làm quan vì mẹ, há vì tiền!
Quyết đem học mới thay nô kiếp,
Ai biết quyền dân nẩy họa nguyên!
Bồng Đảo gió chưa đưa giấc mộng, (1)
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng. (2)
Chia tay chén rượu còn đương nóng,
Đà Nẵng trông nhau lúc xuống thuyền.
(1) Vì còn mẹ nên không xuất dương sang Nhật như ý muốn
(2) Ông bị chém ở Diên Khánh, gần Nha Trang
Phan Bội Châu từ hải ngoại nghe tin, cũng khóc bạn bằng một bài Văn tế và đôi câu đối:
Văn hựu văn thị tai! Thiên địa phong trần liên thế biến;
Bi mạc bi hồ thử! Giang sơn hào hiệp kỷ nhân tồn.
(Tin lại tin thế sao, trời đất phong trần bao cuộc biến;
Buồn gì buồn hơn nữa, non sông hào hiệp mấy ai còn.)
Sau nầy, Phan Châu Trinh khi ở Pháp có viết hai tác phẩm "Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký" và "Pháp Việt hậu chi tân Việt Nam", trong đó có đoạn nói về Trần Quý Cáp:
"Nay tôi và anh không tự lượng sức mà đề xướng thuyết mình, may ra thành công thì toàn quốc đều vui hưởng; rủi mà thất bại thì sẻ bị dẫn đến chợ, cúi đầu bị chém thì vui biết chừng nào. Chẳng ngờ ngày nay anh lại bị hãm vào lời nói ấy mà ngậm cười nơi chín suối. Tôi rất tiếc đã không được cùng người bạn bình sinh rất thân ái ấy dắt tay nhau lên đoạn đầu đài, và cũng chẳng được một lạy trước mộ phần để tạ tội đã phụ nhau..."
Văn thơ Trần Quý Cáp
Văn thơ ông khá nhiều, nhưng nay phần lớn đã thất lạc, chỉ còn lại mấy bài phú:
Sĩ phu tự trị luận
Trúc thất Hoàng Sơn
Danh ngọc lương sơn
Hoàn bích qui Triệu
Và một số thơ chữ Hán, chữ Nôm. Sau đây là mấy bài thơ chữ Nôm:
1/ Đánh đổ quan lại tham nhũng
Dân ta nay cực đà như chó
Sao quan còn võng đỏ ngáng ngà?
Thời thế này tài trí bỏ riêng ra
Quyền thế thậm, kim ngân đa mới khá
Dám hỏi mấy người công khanh, hầu bá
Ăn cơm vua, cầm quyền nước, ngồi mà lo những chuyện chi chi?
Dân đồ thán, quốc khuynh nguy
Độc lạc mỗi ngày ca vũ mãi!
Sách có chữ "Xuân lai, xuân bất tái"
Nước mất rồi mua lại được không?
Xâu thuế này cực cả Tây Đông
Lại có chữ "Vị thân gia chi cố ..."
Mút lông mèo một lũ u mê!
Mất rồi ngồi đợi trở về!
2/ Bài thơ cái trống
Trống trường, trống phủ, trống lung tung
Trống cũng quan, dân mới lạ lùng!
Trống đánh mấy hồi mà lớn tiếng
Dăm mòn, da mỏng cũng như không!
3/ Hát xướng làm chi hỡi quý quan?
Hát xướng làm chi hỡi quý quan?
Trời làm hạn hán khổ trăm đàng
Nước về Phú Lãng (1) lương tiền tận
Dân mắc cu li cốt nhục tàn
Ngán nỗi con người mà chó ngựa
Ngờ đâu địa ngục ở nhân gian
Kẻ nghèo nước mắt lau không ráo
Hát xướng làm chi hỡi quý quan?
(1) Phú Lãng: nước Pháp
Viết theo:
1/ Giai thoại làng nho, Lãng Nhân, Nam Chi tùng thư xuất bản, Sài Gòn, 1966.
2/ Quảng Nam, đất nước và nhân vật, Nguyễn Q. Thắng, Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1996.
3/ Trần Quý Cáp - chí sĩ duy tân Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nxb Đà Nẵng, 1995.
Hà Phụng
CHS/TQC, hiện cư ngụ tại Pháp